Các phương pháp bào chế và chế biến thuốc cổ truyền

Các phương pháp bào chế và chế biến thuốc cổ truyền hiện nay đang trở thành xu hướng phát triển mạnh không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới.

Người ta ưu chuộng thuốc cổ truyền vì nó không những có tác dụng chữa bệnh tốt mà còn có tác dụng điều hòa, cân bằng sự hoạt động giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể để duy trì sức khỏe, cải thiện cuộc sống.

 

 

cac-phuong-phap-bao-che-va-che-bien-thuoc-co-truyen
Ngoài ra tất cả các thuốc cổ truyền đều có độ an toàn cao vì nó đã được sử dụng từ bao đời nay, nó ít có tác dụng phụ như các hoạt chất hóa học và dễ sử dụng. Một trong các yếu tố quan trọng làm thuốc cổ truyền phát huy tác dụng tốt và đảm bảo an toàn chính là phương pháp chế biến và bào chế cổ truyền

Định nghĩa về các phương pháp bào chế và chế biến thuốc cổ truyền

  • Bào có nghĩa là dùng sức nóng để thay đổi lý tính và dược tính của thuốc, tiện cho việc chế biến và điều trị.
  • Chế có nghĩa là tác động làm thay đổi hình dạng, tính chất của dược liệu.

Nói chung, bào chế đông dược là công việc làm thay đổi tính thiên nhiên của dược liệu thành những vị thuốc, những chế phẩm thuốc để phòng và trị bệnh. Như vậy có thể hiều bào chế bao gồm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn chế biến từ dược liệu thành các vị thuốc.
  • Giai đoạn bào chế từ các vị thuốc thành 1 sản phẩm an toàn tuyệt đối có tác dụng chữa bệnh.

Chế biến các vị thuốc theo phương pháp cổ truyền của Việt Nam đã được đúc rút từ kinh nghiệm thực tế của nhân dân Việt Nam đồng thời có sự kế thừa của nền y học phương đông như Trung Quốc, Ấn Độ. Có khoảng 300 vị thuốc cần được chế biến.

 

 

Dinh-nghia-ve-cac-phuong-phap-bao-che-va-che-bien-thuoc-co-truyen-duoc-pham-xanh-pqa
Trong bào chế đông dược phải luôn coi trọng khâu chế biến. Tài liệu xưa để lại lâu đời nhất là quyển “Bào chế luận” của Lôi Hiệu(Trung Quốc) vào khoảng năm 420 đến 479 và sau đó đổi là “Lôi công bào chế” và vẫn có giá trị đến ngày nay.
Ở Việt Nam từ thế kỷ XIV, danh y Tuệ Tĩnh có bộ “Nam dược thần hiệu” gồm 11 quyển trong đó có 10 quyển nói về các bài thuốc với các phương pháp chế biến đơn giản dể trị các chứng bệnh kháu nhau. Trong bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” Danh y Hải Thượng Lãn Ông có viết: “Việc chế thuốc cốt cho vừa mức”, đồng thời ông cũng đưa ra các phương pháp chế biến thuốc cổ truyền như dùng lửa, nước và đồng thời cả lửa nước, tác dụng của các phụ liệu trong chế biến thuốc cổ truyền và 1 số dạng bào chế.
Hiện nay, dưới ánh sáng của khoa học hiện đại đã và đang chứng minh ảnh hưởng của việc chế biến đến các thành phần có trong thuốc có tác dụng sinh học của nó. Đồng thời ngày càng cải tiến các dạng thuốc cổ truyền góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, đảm bảo an toàn và dễ sử dụng. Thực hiện phương châm hiện đại hóa cổ truyền nhưng không làm mất tính bản sắc của thuốc cổ truyền.

Dinh-nghia-ve-cac-phuong-phap-bao-che-va-che-bien-thuoc-co-truyen-duoc-pham-xanh-pqa

Mục đích của việc bào chế và chế biến thuốc cổ truyền

1. Thay đổi hoạt dược và độc dược của vị thuốc

A. Giảm độc
Giảm độc tính: Một số vị thuốc khi chưa chế biến có độc tính mạnh, không được uống và sử dụng trực tiếp. Sau khi chế biến giảm độc tính mới có thể dùng được.

Mỗi vị thuốc đều có phương pháp chế biến riêng để giảm độc tính, cần phải tuân thủ các quy trình chế biến một cách nghiêm ngặt vì nó đã trở thành kinh nghiệm từ lâu đời và nay đã chứng minh bằng những bằng chứng khoa học.

  • Giảm hay loại bỏ các tác dụng không mong muốn
    Ví dụ: Tỳ bà diệp, lá hen bỏ lớp lông mịn phía dưới lá để tránh kích thích cổ họng gây ho….
  • Giảm hay mất mùi vị khó chịu vốn có ở vị thuốc
    Ví dụ: Tắc kè, rắn, gạc hươu nai chế biến với rượu để hết mùi tanh hôi…
  • Tăng hay giảm tính năng của thuốc để giảm tác dụng không có lợi khi điều trị
    Ví dụ: Hoàng liên chích gừng, rượu để giảm bớt tính hàn, nê trệ….
Muc-dich-cua-viec-bao-che-va-che-bien-thuoc-co-truyen-duoc-pham-xanh-pqa
B. Tăng tác dụng
  • Thay đổi 1 số thành phần có lợi cho điều trị:
    Ví dụ: Hoạt chất antranoid và tanin là 1 hoạt chất gây tả hạ và táo kết của vị thuốc hà thủ ô đỏ sống. Sau khi chế biến hàm lượng 2 chất này đều giảm, hàm lượng đường tăng nên ngoài giảm tác dụng phụ còn làm tăng tác dụng bổ huyết của vị thuốc.
  • Do chế biến có thể thay đổi 1 số thành phần, hỗ trợ cho vị thuốc có tác dụng tại kinh vị nên làm tăng tác dụng so với khi chưa chế biến.
  • Thay đổi cấu trúc cơ học của vị thuốc nên giúp cho việc chiết xuất của hoạt chất tốt hơn. Do chế biến, vị thuốc thường phồng xốp hoặc làm cho vị thuốc dễ nghiền tán, thuận lợi cho việc chiết xuất hoạt chất trong quá trình sắc thuốc.
C. Tạo tác dụng mới cho vị thuốc
Ví dụ các vị thuốc
  • Trắc bách diệp, hà hiệp, bồ hoàng, hòe hoa không có tác dụng chỉ huyết nhưng khi thán sao lại có tác dụng chỉ huyết.
  • Thảo quyết minh sống có tác dụng tả hạ, khi sao qua có tác dụng nhuận tràng, sao vàng có tác dụng thanh nhiệt, sao đen có tác dụng an thần.
  • Sinh phụ tử sau khi chế biến thành hắc phụ có tác dụng hồi dương cứu nghịch…
Muc-dich-cua-viec-bao-che-va-che-bien-thuoc-co-truyen-duoc-pham-xanh-pqa
D. Giúp cho quá trình bảo quản thuốc tốt hơn
  • Diệt enzyme có sẵn trong dược liệu. Trong nụ hoa hòe có enzym rutonnase có thể phân hủy phân ruti, làm giảm nhanh hàm lượng của rutin trong hoa hòe khi bảo quản. Cần sao qua để diệt enzym này. Hạnh nhân, đào nhân đều qua sao vàng hoặc bỏ vỏ sao vàng để diệt enzym amygdalinase, giữ cho hoạt chất amygdalin trong dược liệu có hàm lượng cao, mang lại hiệu quả tốt khi sử dụng.
  • Ổn định thành phần hóa học trong vị thuốc.
  • Đảm bảo các chỉ tiêu kĩ thuật như độ ẩm, độ nhiễm khuẩn, nấm mốc…

Các phương pháp bào chế và chế biến thuốc cổ truyền

1. Phương pháp dùng nước (thủy chế)

Dùng nước để làm cho vị thuốc sạch, mềm, dễ thải giảm độc tính.

Các phương pháp:

  • Rửa: Làm cho sạch chất bẩn, đất. Có thể rửa trong dụng cụ chứa nước, hoặc để dược liệu dưới lòng nước chảy.
  • Ngâm: Dùng nước nguội hay nước sôi để ngâm để dễ bóc vỏ hoặc nếu vị thuốc cứng phải ngâm lâu cho mềm dễ thái, giảm độc tính.
  • Tẩm: Ngâm cho mềm vị thuốc để dễ bào nhỏ.
  • Thủy phi: Cho thêm nước vào nghiền chung với thuốc để tán nhỏ, mịn khi thuốc cần tán mịn mà dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt như khi tán nghiền như chu sa, thần sa…

Cac-phuong-phap-bao-che-va-che-bien-thuoc-co-truyen-duoc-pham-xanh-pqa

2. Phương pháp dùng lửa (hỏa chế)

Dùng lửa trực tiếp hay gián tiếp hong, sấy, đốt làm khô áo, xém vàng, thành than

Các phương pháp:

  • Nung: Bỏ ngay vị thuốc vào lửa đỏ hoặc nung trong nồi chịu lửa, thường dùng cho các vị thuốc khoáng vật… làm cho mất nước, dễ tán bột, tăng tác dụng hấp thụ hoặc thu sáp
  • Lùi hay nướng: Đem vị thuốc bọc giấy ướt hay cám ướt, bột mò ướt lùi vào tro nóng, than nóng hoặc nướng trên than hồng đến khi giấy cháy là được. Lùi có tác dụng làm giảm hàm lượng dầu, giảm các chất bay hơi của dược liệu để làm dịu tính dược của chúng giảm bớt độc tính của thuốc như các thuốc cố sáp thường dùng là đậu khẩu, kha tử….
  • Sao: Vị thuốc được sao có trong dụng cụ thiết bị sao. Phương pháp này hay dùng nhất. Tùy vào mức độ sao khác nhau, bao gồm các loại sao sau:

 

Cac-phuong-phap-bao-che-va-che-bien-thuoc-co-truyen-duoc-pham-xanh-pqa

  • Sao qua: Cho vị thuốc vào chảo sao nhanh khoảng 10 đến 15 phút đến khi có mùi thơm, phiến thuốc nứt nẻ, có tác dụng làm giảm tính mãnh liệt của thuốc
  • Sao đen: Cho vị thuốc vào chảo, sao đến khi bề mặt thuốc có màu đen bẻ ra bên trong có màu nâu cũ. Sao đen có tác dụng tiêu thực, chỉ tả lỵ, chỉ huyết….
  • Sao cháy: Cho vị thuốc vào chảo sao đến khi vị thuốc cháy đen, lấy ra, sãi đều ra nia để nguội. Sao cháy có tác dụng chỉ huyết như trắc bách diệp, kinh giới, ngải diệp…4
  • Sấy: Sấy trong tủ sấy, lò sấy
  • Chích: Là sao có tẩm mật, rượu, nước gừng hay các thành phần khác, sau đó sao đến khi sờ không dính tay.

3. Phương pháp phối hợp dùng lửa và nước

A. Chưng

Là phương pháp đun cách thủy dược liệu cùng với nước hoặc dịch phụ liệu.

  • Mục đích
    • Chuyển hóa tác dụng, thay đổi tính vị thuốc theo mục tiêu điều trị.
    • Tạo mùi vị thơm, giảm vị đắng, dễ hấp thụ, đạt hiệu quả cao trong điều trị.

 

Cac-phuong-phap-bao-che-va-che-bien-thuoc-co-truyen-duoc-pham-xanh-pqa
B. Đồ
Chế thục địa, nhục dung, sơn thù du, hoàng tinh, ngũ vị tử…
  • Mục đích:
    • Làm mềm dược liệu.
    • Diệt các enzym giúp ổn định hoạt chất.
    • Giúp thuốc dễ được hấp thụ dễ chuyển hóa và phát huy tác dụng tốt hơn.

Chú ý: Sau khi đồ xong dược liệu cần được bào ngay khi còn nóng sẽ thuận lợi hơn.

C. Nấu

Là phương pháp đun trực tiếp dược liệu trong nước hoặc trong dịch phụ liệu.

Mục đích: Tạo tính năng tác dụng của vị thuốc.

D. Tôi

Sau khi sao, đem vị thuốc nung đỏ nhúng vào nước, giấm làm cho vị thuốc ngậm nước giúp cho việc tán bột…

 

Đăng ký tư vấn sức khỏe miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn miễn phí cho bạn!
Hotline: 0976.501.805 - 0912.897.162 - 0932.205.925



Từ khóa:  

Bình luận

0912.897.162

Thông tin đặt hàng

Thumbnail

Các phương pháp bào chế và chế biến thuốc cổ truyền

Đặt hàng

Đặt hàng trực tuyến qua là một giải pháp tuyệt vời nếu bạn ở tỉnh thành khác, hoặc không tiện đến với cửa hàng chúng tôi hoặc muốn tiết kiệm thời gian cho công việc khác
Chi tiết xin vui lòng liên hệ số Hotline : 0976.501.805 - 0912.897.162

Đặt hàng thành công!

Đơn đặt hàng của bạn đã được gửi đi thành công, trong giờ mở cửa, chúng tôi sẽ gọi điện thoại lại cho bạn trong vòng 15 phút. Cám ơn bạn!

Đặt hàng thất bại!

Xin lỗi! Có vấn đề trong việc đặt hàng của bạn. Bạn vui lòng thử lại sau ít phút hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline ở cuối trang web.
Menu