Hô Hấp- Ho Hen
- 1
- 2
Hen suyễn/Hen Phế quản là gì?
Đây là tình trạng đường hô hấp bị viêm, trở nên sưng phù, tăng tiết dịch nhầy và rất dễ nhậy cảm với các chất kích thích bên ngoài như thời tiết, khói bụi, sức khỏe suy giảm, đồ ăn. Trong trường hợp người bệnh bị co thắt khi phản ứng mạnh với dị nguyên gây bệnh sẽ rất khó thở, đặc biệt là khó thở ra, tức ngực.
Triệu chứng nhận biết bệnh Hen suyễn/Hen phế quản mạn tính chính xác nhất
Ho khan, ho có đờm đặc, ho dai dẳng: Các cơn ho lúc đầu có thể thưa, sau đó tăng dần, dữ dội hơn vào ban đêm hoặc sáng sớm
Khó thở: Người bị Hen mạn tính thường nói rằng họ luôn cảm thấy không thể thở được, giống như hết hơi. Không khí không thể đẩy ra khỏi phổi được. Một số người thường khó thở vào 1 mùa nào đó hoặc khi thay đổi thời tiết, gặp 1 chất kích thích…
Hụt hơi khi vận động: Phổi ngồi xuống và nghỉ ngơi 1 lúc mới có thể vận động tiếp được
Thở khò khè: Là tiếng rít hay âm thanh the thé phát ra mỗi lần thở
Nặng ngực, tức ngực: giống như có cái gì đó đang siết chặt hay đè ép ngực
Dễ bị dị ứng: Dễ lên cơn hen mỗi lần tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông thú, thời tiết, đồ ăn…
Nguyên nhân bị Hen suyễn/hen phế quản mạn tính theo Đông Y
Trong đông y, nguyên nhân gây bệnh hen suyễn/hen phế quản mạn tính là do các chức năng của nội tạng trong cơ thể bị mất cân bằng nên gây nên bệnh hen. Các tạng bị mất cân bằng, không điều hòa gây ra bệnh chủ yếu là tạng Tỳ, Phế và Thận. Trong đó:
Tạng tỳ: Tỳ có chức năng vận hóa, chuyển biến thức ăn thành chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Khi lo nghĩ quá nhiều hoặc ăn uống không điều độ dẫn đến rối loạn công năng của tạng Tỳ. Khi chức năng của Tỳ bị rối loạn sẽ tự động sinh đờm, đờm sẽ tích tụ tại Phế làm tắc nghẽn gây khó thở.
Tạng phế: Phế có chức năng xuất nhập khí. Phế bị rối loạn, suy yếu gây khó thở. Vì thế đối với những người bị hen phế quản, triệu chứng điển hình nhất là khó thở, thở khò khè, cơn khó thở bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích như gió, ẩm lạnh, mùi, bụi, căng thẳng hay mệt mỏi…
Tạng Thận: Thận chủ nạp khí, khi thận bị suy yếu, rối loạn sẽ không nạp được khí đi nuôi cơ thể nên khí ngược lên gây khó thở.
Ngoài ra, hen suyễn/hen phế quản cũng có tính chất di truyền hoặc biến chứng từ những bệnh khác như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, nổi mề đay, chàm…