Hen Suyễn – Hen Phế Quản – COPD
Hen suyễn/Hen Phế quản là gì?
Đây là tình trạng đường hô hấp bị viêm, trở nên sưng phù, tăng tiết dịch nhầy và rất dễ nhậy cảm với các chất kích thích bên ngoài như thời tiết, khói bụi, sức khỏe suy giảm, đồ ăn. Trong trường hợp người bệnh bị co thắt khi phản ứng mạnh với dị nguyên gây bệnh sẽ rất khó thở, đặc biệt là khó thở ra, tức ngực.
Triệu chứng nhận biết bệnh Hen suyễn/Hen phế quản mạn tính chính xác nhất
Ho khan, ho có đờm đặc, ho dai dẳng: Các cơn ho lúc đầu có thể thưa, sau đó tăng dần, dữ dội hơn vào ban đêm hoặc sáng sớm
Khó thở: Người bị Hen mạn tính thường nói rằng họ luôn cảm thấy không thể thở được, giống như hết hơi. Không khí không thể đẩy ra khỏi phổi được. Một số người thường khó thở vào 1 mùa nào đó hoặc khi thay đổi thời tiết, gặp 1 chất kích thích…
Hụt hơi khi vận động: Phổi ngồi xuống và nghỉ ngơi 1 lúc mới có thể vận động tiếp được
Thở khò khè: Là tiếng rít hay âm thanh the thé phát ra mỗi lần thở
Nặng ngực, tức ngực: giống như có cái gì đó đang siết chặt hay đè ép ngực
Dễ bị dị ứng: Dễ lên cơn hen mỗi lần tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông thú, thời tiết, đồ ăn…
Nguyên nhân bị Hen suyễn/hen phế quản mạn tính theo Đông Y
Trong đông y, nguyên nhân gây bệnh hen suyễn/hen phế quản mạn tính là do các chức năng của nội tạng trong cơ thể bị mất cân bằng nên gây nên bệnh hen. Các tạng bị mất cân bằng, không điều hòa gây ra bệnh chủ yếu là tạng Tỳ, Phế và Thận. Trong đó:
Tạng tỳ: Tỳ có chức năng vận hóa, chuyển biến thức ăn thành chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Khi lo nghĩ quá nhiều hoặc ăn uống không điều độ dẫn đến rối loạn công năng của tạng Tỳ. Khi chức năng của Tỳ bị rối loạn sẽ tự động sinh đờm, đờm sẽ tích tụ tại Phế làm tắc nghẽn gây khó thở.
Tạng phế: Phế có chức năng xuất nhập khí. Phế bị rối loạn, suy yếu gây khó thở. Vì thế đối với những người bị hen phế quản, triệu chứng điển hình nhất là khó thở, thở khò khè, cơn khó thở bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích như gió, ẩm lạnh, mùi, bụi, căng thẳng hay mệt mỏi…
Tạng Thận: Thận chủ nạp khí, khi thận bị suy yếu, rối loạn sẽ không nạp được khí đi nuôi cơ thể nên khí ngược lên gây khó thở.
Ngoài ra, hen suyễn/hen phế quản cũng có tính chất di truyền hoặc biến chứng từ những bệnh khác như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, nổi mề đay, chàm…
Bệnh Hen suyễn/Hen phế quản mạn tính có chữa được không?
Tây y cho đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào trị dứt điểm được bệnh hen mà chỉ giúp kiểm soát bệnh này mà thôi. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc tân dược như kháng sinh, thuốc xịt, khí dung trong hỗ trợ điều trị Hen là nguyên nhân khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn do tác dụng phụ của thuốc như:
Suy gan, thận
Đánh trống ngực làm tim đập nhanh và mạnh
Run cơ, rối loạn tiêu hoá
Nhờn thuốc, kháng thuốc
Mất ngủ, bồn chồn
Nhức đầu, buồn nôn, đắng miệng
Làm tăng trị số của men gan
Rối loạn ở dạ dày-ruột, mẫn ngứa
Cách điều trị Hen suyễn/Hen phế quản hiệu quả
Hiện nay, việc áp dụng các bài thuốc dân gian, thảo dược tự nhiên trong y học cổ truyền Việt Nam đang được các chuyên gia hàng đầu thế giới khuyên dùng. Không chỉ lành tính, an toàn mà hiệu quả đem lại cho người bệnh rất tốt. Người bệnh không còn lo lắng đến tác dụng phụ hay là có hại cho sức khỏe nếu phải sử dụng lâu dài vì toàn bộ thành phần thuốc đều là thảo dược tự nhiên, chỉ có tác dụng bồi bổ, nâng cao thể trạng, giúp bệnh giảm dần và khỏi hẳn.
Y học cổ truyền hay còn gọi là Đông y không chỉ chú trọng tới việc làm giảm các triệu chứng biểu hiện bên ngoài mà còn coi trọng việc cải thiện bệnh ở sâu bên trong, nhằm tạo ra tác dụng bền vững, lâu dài. Nguyên tắc cơ bản của Đông y là: muốn đẩy lùi bệnh phải tìm ra gốc bệnh, nguyên nhân sinh ra bệnh, từ đó làm cho cơ thể khỏe mạnh lên, tăng sức đề kháng chống lại yếu tố gây bệnh đúng như các bậc thầy cao tay xưa nay có câu ” Chính khí mạnh thì tà khí phải lui”.
Trong Đông Y ngoài tác dụng làm giảm ho, khó thở, trừ đờm thì còn chú trọng tới tác dụng bổ, khôi phục chức năng của các tạng phủ liên quan làm cho cơ thể khỏe mạnh lên để tăng sức đề kháng
Bên cạnh loại bỏ bằng cách hướng vào căn nguyên gây bệnh, đông y còn đẩy lùi bệnh Hen kết hợp với đẩy lùi tổng thể để cân bằng khí hóa trong cơ thể dựa trên căn nguyên của bệnh, hướng vào phục hồi các tạng gây ra bệnh chính vì vậy mà bệnh sẽ nhẹ dần , thưa dần và tiến đến không bị tái lại nữa.
===> Như vậy muốn xử lý triệt để Hen suyễn/Hen phế quản mạn tính cần phải bổ phổi, ích phế, trừ ho đồng thời nâng cao các chức năng của TỲ – PHẾ – THẬN.