Viêm Amidan – Viêm Họng Hạt
Viêm amidan là tình trạng viêm và sưng amidan to. Nguyên nhân viêm amidan thường do nhiễm trùng, khi lượng vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân khác tăng sinh quá mức.
Đây là bệnh phổ biến, có 3 dạng là viêm amidan cấp, tái phát và viêm amidan mãn tính. Bệnh này có thể để lại nhiều biến chứng và di chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi mắc bệnh, bạn không nên xem nhẹ và hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để khám.
Những dấu hiệu và triệu chứng viêm amidan là gì?
Đau họng
Nuốt khó hoặc đau khi nuốt nước bọt, ăn, uống nước
Giọng nói bị khàn
Ho khan hoặc có đờm
Hơi thở có mùi hôi dù đã vệ sinh răng miệng thường xuyên
Sốt cao
Ăn không ngon
Nhức đầu, đau tai
Cứng cổ
Hàm và cổ đau do hạch bạch huyết sưng lên
Amidan khẩu cái có màu đỏ và sưng lên, xung huyết, có đốm mủ trắng hay vàng, tiết dịch (viêm amidan hốc mủ)
Khó thở nếu amidan sưng to
Mệt mỏi
Nguyên nhân viêm amidan là gì?
Nhiễm khuẩn (ví dụ như streptococcus)
Nhiễm virus như Epstein-Barr, herpes, cúm, enterovirus…
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm amidan?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:
Tiền sử người bệnh đã từng mắc hoặc/và đang mắc các bệnh đường hô hấp do nhiễm khuẩn như sởi, ho gà…
Tuổi tác – bệnh phổ biến nhất ở trẻ em trong độ tuổi 5–15.
Môi trường sinh hoạt ô nhiễm, nhiều khói bụi
Vệ sinh vùng họng không kỹ, không đúng cách
Mắc các bệnh lý đường hô hấp
Dùng các thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh hoặc ăn các đồ ăn, thức uống lạnh như nước đá, kem… thường xuyên
Thời tiết thay đổi thất thường
Biến chứng viêm amidan là gì?
Bệnh có thể gây ra các biến chứng như:
Bệnh tinh hồng nhiệt hay sốt Scarlet
Viêm khớp cấp tính
Viêm cầu thận
Áp xe quanh amidan
Những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh viêm amidan?
Để kiểm soát bệnh này, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
Uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều
Súc miệng bằng nước muối ấm vài lần hằng ngày, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng
Ngậm kẹo thuốc làm dịu cổ họng
Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí trong nhà. Tuy nhiên cần vệ sinh máy định kỳ để ngăn tình trạng nấm mốc phát triển.
Tránh xa khói thuốc lá
Giữ vệ sinh thân thể, rửa tay với xà phòng thường xuyên
Có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, nâng cao sức đề kháng
Điều trị khỏi các bệnh đường hô hấp như viêm đường hô hấp trên và nhiễm trùng đường hô hấp dưới, không tự ý dừng thuốc hoặc chờ cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm
Hạn chế tiếp xúc với người nghi mắc bệnh đường hô hấp do nguyên nhân gây bệnh phần lớn là do vi khuẩn
Đeo khẩu trang khi ra ngoài hay đến nơi đông người để tránh hít phải khói, bụi, mầm bệnh gây hại