Mờ Mắt – Mắt Đỏ – Nhức Mắt
Mờ Mắt – Mắt Đỏ – Nhức Mắt thường sẽ gây ra cảm giác khó chịu cùng kéo theo nhiều bất cập trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Vì thế, khi có hiện tượng mắt nhìn bị nhòe, bạn có thể đi khám, xác định được tình trạng bệnh để tìm hiểu cách điều trị mắt bị mờ được chính xác và hiệu quả nhất.
Nguyên nhân gây Mờ Mắt – Mắt Đỏ – Nhức Mắt
Chứng rối loạn điều tiết: tật này xuất hiện do mắt phải làm việc với màn hình máy tính, điện thoại, đọc sách quá nhiều trong thời gian dài, thiếu sáng. Mắt có cơ chế tự điều chỉnh để nhìn rõ các vật ở cả xa và gần, cơ chế hoạt động của mắt cũng giống như máy ảnh, có thể điều chỉnh để chụp xa và gần. Mắt chỉ ngưng điều tiết khi chúng ta ngủ hay nhắm mắt. Vì vậy việc bắt mắt phải làm việc liên tục dễ khiến mắt bị mệt và rối loạn, gây ra tình trạng mắt nhìn bị nhòe cả khi quan sát các vật ở gần.
Viêm màng bồ đào: Màng bồ đào rất quan trọng đối với đôi mắt bởi đây chính là nơi chứa mạch máu nuôi dưỡng sức khỏe của đôi mắt. Viêm màng bồ đào là tình trạng viêm xảy ra ở một trong ba bộ phận sau: mống mắt, thể mi, màng mạch khiến cho mắt nhìn bị nhòe.
- Viêm kết mạc: Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vì khuẩn/vi rút tạo ra, khi bị viêm mắt sẽ có màu đỏ và nổi toàn bộ các tia máu lên. Ngoài mắt nhìn bị nhòe, viêm kết mạc còn gây ngứa, đau, rát, khiến mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng mạnh.
- Đục thủy tinh thể: thường gặp ở người lớn tuổi, mắt nhìn mờ tang dần, không đau nhức.
- Cận thị: Khi bị cận thị, bạn rất khó quan sát các vật ở xa, đồng thời các vật ở xa sẽ bị nhòe đi do sự xuất hiện của ảnh ảo bên trong mắt. Để nhìn rõ và không bị nhòe mắt phải điều tiết, cụ thể là hành động nheo mắt của người cận.
- Bong võng mạc: thường gặp ở người có cận thị nặng. Bong vong mạc có lỗ rách cần can thiệp phẫu thuật càng sớm càng tốt.
Để khắc phục tình trạng mắ mờ, bạn cần chú ý đến việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng như tăng cường bổ sung dưỡng chất cho mắt.